Virus HIV rất nguy hiểm, có thể gây tử vong ở người bị phơi nhiễm và vẫn là nỗi sợ của rất nhiều người. Chính vì vậy, nhiều người vẫn luôn tìm kiếm cách điều trị HIV. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc nêu trên.
HIV có chữa được không?
HIV gây suy giảm hệ miễn dịch ở người từ đó khiến cơ thể dần mắc nhiều bệnh lý cơ hội và dẫn đến tử vong. Mặc dù các nghiên cứu đang được đẩy mạnh và đưa ra nhiều phát kiến mới mẻ song hiện vẫn chưa có giải pháp để chữa khỏi HIV một cách dứt điểm.
Thay vào đó, các loại thuốc và biện pháp điều trị chỉ kiểm soát và kiềm chế sự phát triển của virus và nâng cao hệ miễn dịch của người bệnh. Trong đó, có một số phương pháp gây ức chế quá trình sao chép của HIV khiến chúng không thể nhân lên hoặc làm hại hệ miễn dịch của người bệnh.
Phương pháp điều trị HIV bằng thuốc ARV
Dù không thể chữa khỏi hoàn toàn HIV nhưng hiện nay vẫn có các phương pháp giúp hạn chế các tác hại do virus HIV gây ra từ đó giúp người bệnh khỏe mạnh và sống lâu hơn. Nổi bật là phương pháp điều trị bằng thuốc ARV.
Tác dụng thuốc ARV
Đây là cách điều trị được sử dụng với những người bệnh đang trong giai đoạn cửa sổ với các dấu hiệu HIV như: sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi đêm, đau cơ, phát ban, sưng hạch bạch huyết, loét miệng,…. Là loại thuốc kháng virus có tác dụng ngăn ngừa sự nhân lên và phát triển của HIV trong cơ thể.
Tùy thuộc vào lượng tế bào miễn dịch và giai đoạn phát triển HIV mà có cách điều trị khác nhau. Nếu số lượng CD4 trong cơ thể người bệnh dưới 350 tế bào/ mm3 thì cần chỉ định sử dụng thuốc ARV.
ARV còn được đánh giá là loại thuốc điều trị HIv có ít tác dụng phụ. Nếu có thì chỉ xuất hiện thời gian đầu, sau khi người dùng quen với thuốc thì sẽ mất dẫn đi.
Liều lượng
Việc điều trị HIv bằng ARV cần tiến hành hàng ngày và dùng trọn đời. Sẽ không có bất kỳ thời hạn cụ thể nào khi sử dụng thuốc ARV.
Khi sử dụng ARV, bạn cần sử dụng mỗi ngày. Nếu bỏ giữa chừng sẽ mang đến những tác hại cực nguy hiểm và thậm chí khiến virus kháng thuốc, phát triển nhanh chóng từ đó khiến bệnh tình của người bệnh diễn tiến nhanh hơn hoặc tử vong sớm hơn.
Tác dụng phụ
Trên thực tế, người nhiễm HIV khi điều trị bằng thuốc ARV sẽ gây ra những tác dụng phụ và với mỗi cơ địa khác nhau gây ra những tác dụng phụ không giống nhau. Trong đó, một số tác dụng phụ thường gặp nhất là:
- Kháng Insulin
- Rối loạn Lipid máu
- Loãng xương
- Khác: Mẩn ngứa, đau đầu, mất ngủ,…
Lưu ý khi sử dụng thuốc ARV
Dù không thể điều trị tận gốc HIV song ARV sẽ giúp hạn chế tác hại do virus HIV gây ra, kéo dài sự sống cũng như giảm mắc một số bệnh nguy hiểm do suy giảm miễn dịch. Tuy nhiên, để sử dụng thuốc ARV đạt hiệu quả, người dùng cần lưu ý những điều sau:
- Thuốc ARV chỉ có tác dụng ức chế sự nhân lên của virus HIV và cần uống đúng liều để ức chế sự nhân lên đó.
- Trong quá trình sử dụng, người bệnh cần uống đúng giờ và đúng liều lượng. Trong trường hợp quên uống 1 ngày thì cần bổ sung liều quên ngay khi phát hiện và uống tiếp liều tiếp theo như bình thường. Nếu thời gian quên dưới 12 tiếng thì người bệnh cần chờ thêm 4 tiếng để uống liều tiếp theo. Trong trường hợp 1 tuần quên 2 lần thì cần liên hệ ngay bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn.
Một số cách điều trị HIV khác
Bên cách cách điều trị HIV bằng thuốc ARV, các nhà khoa học đã nghiên cứu thêm một số phương pháp khác dựa trên cơ chế xâm nhập và nhân lên của virus HIV:
Phương pháp 1: Sử dụng phương pháp tế bào gốc
Đây là phương pháp sử dụng để thay thế toàn bộ tế bào Lympho T CD4 bị virus xâm nhập. Các tế bào bị thay thế đều là các tế bào khỏe mạnh và không tàn phá bởi HIV. Thường các tế bào gốc sẽ thay thế ở tủy xương, cuống rốn,… Tuy nhiên, chi phí của phương pháp sử dụng tế bào gốc lại khá lớn, kèm theo tính phức tạp nên ít được áp dụng.
Phương pháp 2: Sử dụng khắc tinh của HIV
Phương pháp này sẽ sử dụng enzyme để cắt ADN Nuclease. Các emzyme sẽ phân hủy Cas9 sau đó kết hợp với gARN. Từ đó tìm ra và loại bỏ các virus HIV trong cơ thể. Tuy nhiên, phương pháp hiện vẫn đang trong quá trình thử nghiệm và chưa được áp dụng tại các bệnh viện Việt Nam.
Phương pháp 3: Sử dụng thuốc GS-9620
GS-9620 là loại thuốc mới sử dụng cơ chế gắn vào thụ thể TLR7 từ đó đánh thức và khôi phục chức năng của các tế bào miễn dịch đã nhiễm virus HIV. Thông qua đây giúp các tế bào hoạt động và phát triển trở lại như bình thường.
Tuy nhiên, GS-9620 chỉ có tác dụng đánh thức các tế bào đang hoạt động đã bị nhiễm HIV còn các tế bào đang ngủ thì hoàn toàn không hiệu quả. Chính điều có thể vô tình tạo ra môi trường giúp virus ẩn nấp và sẽ quay trở lại phát triển khi ngừng thuốc.
Dù HIV không thể chữa tận gốc song thông qua bài viết này mong các bạn sẽ trang bị thêm cho bản thân cách điều trị HIV để ức chế HIV, giúp cơ thể khỏe mạnh và kéo dài sự sống lâu nhất.