Chế độ phong kiến gần như là chế độ mà mọi quốc gia hay vùng lãnh thổ đều phải trải qua trong quá trình hình thành và phát triển của mình. Tuy nhiên, mỗi vùng miền lại có sự khác nhau nhất định giữa các nơi có vị trí địa lý khác nhau, mà trên thế giới, người ta chia sự khác nhau ấy theo hai cực, phương Đông và phương Tây. Vậy thì, chúng ta có thể thực hiện việc so sánh chế độ phong kiến phương Đông và phương Tây được hay không? Và chúng có những điểm gì giống và khác nhau giữa hai thái cực này.

Tìm hiểu sơ lược về chế độ phong kiến phương Đông
Để có thể hiểu rõ về việc so sánh chế độ phong kiến phương Đông và phương Tây, chúng ta sẽ tiến hành nghiên cứu về chế độ phong kiến phương Đông trước. Có những điểm gì nổi bật ở chế độ này? VÌ sao người ta thường nói chế độ phong kiến phương Đông tạo nên sự khác biệt hoàn toàn so với chế độ phong kiến phương Tây và tạo cho mình một nền văn hóa phương Đông riêng biệt?

Người ta nói trái đất chia thành hai nửa Đông và Tây, vậy phương Đông sẽ gồm những quốc gia nào? Chúng ta có thể kể đến các miền văn hóa đặc trưng của phương Đông bao gồm: Afghanistan, Balochistan (thuộc Nam Á), Đại Hàn Dân Quốc, Hương Cảng, Lào, Mãn Châu, Myanmar, Pakistan, Sri Lanka, Tân Gia Ba (Singapore), Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Cambodia, Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Mông Cổ, Nhật Bản, Philippines, Tân Cương, Tây Tạng (Tibet), Trung Hoa đại lục. Phương Đông quy tụ khoảng 4 dân tộc chính với số dân lớn chiếm gần như toàn bộ dân số của phương Đông bao gồm: Hán, Hòa, Triều Tiên và Việt. Mỗi dân tộc lại có riêng cho mình những bản sắc văn hóa và thói quen riêng làm nên sự đa dạng và độc đáo của văn hóa phương Đông.

Tìm hiểu sơ lược về chế độ phong kiến phương Tây
Phương Tây bao gồm gần hết những quốc gia còn lại trừ những đất nước thuộc nền văn hóa phương Đông. Bạn có thể thấy rõ sự khác biệt của văn hóa thông qua màu da và tiếng nói của hai nửa trên thế giới. Nền văn hóa phương Tây cũng có những điểm khác biệt và tạo nên những đặc sắc văn hóa riêng. Nếu như nền kinh tế của phương Đông phát triển trước thì nền kinh tế của phương Tây lại giống như một con rồng đi lên phát triển một cách nhanh chóng và chuyển mình khác biệt so với phương Đông. Do đó, chúng ta cần tìm hiểu cặn kẽ về sự so sánh chế độ phong kiến phương Đông và phương Tây để có cái nhìn tổng quan và thuận lợi nhất về hai chế độ này.

So sánh chế độ phong kiến phương đông và phương tây ở những điểm giống nhau
Hai nên chế độ phong kiến phương Đông và phương Tây đều có sự giống nhau về mặt kinh tế. Cả phương Đông và phương Tây đều có cho mình khởi nguồn kinh tế thông qua nông nghiệp hàng đầu. Với những tư liệu sản xuất chính là ruộng đất, người dân và chính quyền của cả phương Đông và phương Tây đều xây dựng nền móng là nông nghiệp và đi lên tiếp tục phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp thông qua các hoạt động giao dịch và buôn bán nhỏ.

Với mặt xã hội, khi so sánh chế độ phong kiến phương Đông và phương Tây, bạn sẽ nhận thấy sự phân cấp bậc tương đương nhau ở hai chế độ phong kiến phương Đông và phương Tây, ruộng đất và tất cả tài sản của xã hội đều nằm trong tay nhà vua, nhà vua có thể nắm mọi quyền hành và quyết định của xã hội. Bên cạnh đó, việc phân chia xã hội phong kiến còn tạo nên những mâu thuẫn khắt khe của chế độ vua – tôi hay các tầng lớp cũng như giai cấp khác.
Về bộ máy chính trị, cả hai chế độ phong kiến phương Đông và phương Tây đều lấy vua làm đầu và thực hiện bộ máy chuyên chế theo sự chỉ đạo của nhà vua. Các cập bậc và bộ máy nhà nước cũng đều được xây dựng và phục vụ lợi ích tối thượng của nhà vua tạo nên sự mâu thuẫn xã hội gay gắt.

Với sự văn minh trong thời điểm hiện tại, cả hai chế độ đều có cho mình những công cụ về tư tưởng, ở phương Tây, người ta thực hiện xây dựng hình ảnh của Chúa và có cho mình Thiên Chúa Giáo còn ở phương Đông thực hiện sự đa dạng và khác biệt về tôn giáo: bao gồm các tôn giáo chính như phật giáo, hồi giáo hay Ấn độ giáo.
So sánh chế độ phong kiến phương Đông và phương Tây về những điểm khác biệt
Chúng tôi thực hiện tạo lập bảng, giúp bạn có thể nhìn rõ hơn về những đặc điểm khi so sánh chế độ phong kiến phương Đông và phương Tây, nhé! Hãy cùng theo dõi ngay bây giờ tất cả chi tiết tại bảng sau
Mặt so sánh | Chế độ phong kiến phương Đông | Chế độ phong kiến phương Tây |
Thời gian hình thành | sớm hơn | muộn hơn |
Phân chia giai cấp | Thống trị: vua, địa chủ và quý tộcBị trị: Nông dân tá điền→ Mâu thuẫn giai cấp ít khắt khe hơn | Thống trị: lãnh chúa, tăng lữ, quý tộcBị trị: Nông nô → Mâu thuẫn giai cấp nặng nề và bóc lột gay gắt hơn |
Thời gian duy trì | Lâu hơn ( khoảng 10 thế kỷ ) | Nhanh hơn ( chỉ khoảng 2500 năm ) |
Chế độ chính trị chủ yếu | Từ phân quyền sang tập quyền diễn ra nhanh hơn | chuyển giao các chế độ chậm hơn, nhà vua cần sự giúp đỡ của thị dân |
Tầng lớp tôn giáo | Không công khai và không ở tầng lớp thống trị | Tham gia vào chính quyền mạnh mẽ hơn |

Với những kiến thức trên đây, chúng tôi hy vọng có thể mang lại cho bạn cái nhìn tổng quan và rõ ràng nhất về sự so sánh chế độ phong kiến phương Đông và phương Tây. Bạn hãy tham khảo và có thể có những nhận xét cũng như làm tăng thêm tình yêu của mình với nền lịch sử nước nhà nhé!
Discussion about this post